Một số điểm cần trình bày & câu hỏi thường gặp khi ra hội đồng phản biện

Bài viết sẻ hệ thống tóm tắt một số điểm quan trọng cần trình bày và một số câu hỏi quan trọng  khi ra hội đồng hội đồng phản biện

MỘT SỐ LƯU Ý KHI RA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN????!!!!

 AD XIN GỬI CÁC BẠN SẮP BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  MỘT SỐ LƯU Ý KHI RA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN:

KHI RA HỘI ĐỒNG BẠN CẦN TRÌNH BÀY TÓM TẮT CÁC CHƯƠNG TRONG NGHIÊN CỨU SAU ĐÓ LÀ MỘT SỐ ĐIỂM QUAN TRỌNG Ở TỪNG CHƯƠNG:

(Kinh nghiệm + sưu tầm và tổng hợp)

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

+ Mục tiêu nghiên cứu: tổng quát và cụ thể

+ Nên phân biệt rõ đối tượng khảo sát và đối tượng nghiên cứu

+ Phân biệt phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

+ Không cần trình bày nhưng có thể sẽ bị hỏi, có thể được cầm báo cáo để trả lời.

Chương 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

+ Mô hình nghiên cứu đề xuất “Dựa trên cơ sở chương 2 nhóm em đề xuất một mô hình nghiên cứu là… với các giả thuyết là….” => CÁC BẠN LƯU Ý KHI LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU nên tìm nguồn tài liệu đáng tin cậy các giả thuyết khi nghiên cứu cần liên hệ với kết quả mô hình trong (chương 4) nếu đúng thì Ok nếu chưa đúng cần tìm hiểu lược khảo thêm nhất là lưu ý dấu tương quan của mô hình cần giải thích hợp lý theo lý thuyết đi trước hoặc thực tế mà mình nghiên cứu giải thích thuyết phục là được.

+ Từ mô hình đề xuất sẽ thực hiện bảng câu hỏi và kiểm định sơ bộ và sau đó đưa ra mô hình chính thức => SHOW MÔ HÌNH.

Chương 4: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trình bày 2 phần

I. PHẦN DỮ LIỆU THỨ CẤP

Thực trang thứ cấp (tối đa 3 slide): tổng quát hoạt động, thực trạng – số liệu có liên quan

II. XỬ LÝ SỐ LIỆU SƠ CẤP

+Thống kê mô tả: biểu đồ hoặc vẽ bảng

+ Mean: ý nghĩa kiểm định trung bình theo cận dưới là 0.8

+ Cronbach alpha: tương quan biến tổng > 0.3; Hệ số cronbach alpha > 0.5 hoặc 0.6 tùy kích thước cỡ mẫu => nêu các biến bị loại bỏ trước khi kiểm định thang đo đưa vào phân tích EFA=> sau khi phân tích EFA ta có những nhân tố đại diện mới là……nêu tên ra

+ Phương sai trích là số cộng dồn (nêu %)

+ Ma trận xoay trình bày theo thứ tự của bảng xoay (lý do là sắp xếp lại các biến trong một nhân tố và xác định là không biến nào bị loại)

+ Cần nêu sau khi phân tích hồi quy() để mô hình hồi quy có ý nghĩa thì cần xem xét R2 giải thích phần trăm các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình R2 này như thế nào là hợp lý thì phỉa sựa vào kinh nghiệm nghiên cứu và tùy từng đề tài cụ thể nhưng thông thường sẽ dao dộng ở mức trên dưới 50-70% các bạn nha còn lại mình giải thích là do các nhân tố khác chưa đưa vào mô hình.

Tiếp theo cần xem kiểm định Durbin watson xem mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay hem. Hệ số VIF ở mức cho phép thông thường <2 là tốt nhất. Nếu có phải khắc phục rồi chạy lại mô hình hình giải thích lại 1 lần nữa mô hình sau khi khắc phục.

Tiếp đến giải thích mối liên hệ tác động của từng nhóm nhân tố biến độc lập lên biến phụ thuộc dựa vào P value (sig) thì biến nào có ý nghĩa hệ số beta càng lớn biến đó càng tác động đến mô hình. Sig( >0.5;0.1) thì nhóm đó không ảnh hưởng đến mô hình.

Lưu ý nhất là dấu tương quan xem tác động đồng biến hay nghịch biến (liên hệ lại lược khảo).

Từ kết quả mô hình dựa trên mức độ tác động của các nhân tố bên trên mà ta đưa kết luận và kiến nghị, một số bạn không lưu ý ở phần này sẽ đưa ra những kết luận và kiến nghị không dựa trên mô hình nghiên cứu làm bài không mạch lạc, không được đánh giá cao và mất điểm phần này.

Chương 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

+ Có bao nhiêu nhân tố thì kết luận hết bấy nhiêu phần dựa vào kết quả mô hình.

2. Giải pháp, kiến nghị đề xuất

+ Căn cứ vào biến tác động đến mô hình (mức độ tác động; dấu tương quan) MÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG GIẢM NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐÓ.

II. Những lưu ý về chuẩn bị và tác phong

Đây là một số lưu ý mình sưu tầm các bạn tham khảo nha.

1. Về phần PP

+ Nên in pp cho hội đồng phản biện (chuyển sang design mặc định nền trắng, đọc bài in ấn photo pp)

+ Thống nhất font chữ sử dụng trong pp nhé (font chữ to, màu sáng để dễ nhìn)

+ Bắt buộc phải có slide bố cục gồm các chương sẽ trình bày

+ Phải cầm bảng khảo sát đối với phản biện nhóm

+ Phương trình hồi quy phải ghi tên nhân tố không được ghi tên X nữa.

2. Về phần trình bày

+ Trang phục cảm tình xíu chỉnh chu xíu , tóc tai gọn gàng, giày quai hậu

+ Trình bày lưu loát là một ưu thế

+ Phong thái tự tin

3. Về phần câu hỏi phản biện gồm 2 phần định tính và định lượng

Cái này các bạn phải biết hết bài của mình nói về gì để trình bày hén.

Đây là một số câu hỏi gợi ý

+ Phân biệt sự khác nhau giữa B và Beta chuẩn hóa?

+ Phân biệt R, R bình và R bình hiệu chỉnh nhé?

+ Quy trình khảo sát gặp khó khăn gì?

+ Phương pháp chọn mẫu? Chọn đối tượng phỏng vấn

+ Dựa vào đâu đưa ra giải pháp

+ Trong các giải pháp em nêu giải pháp nào là quan trọng nhất? câu hỏi này gày nha giải pháp quan trọng nhất là dựa vào nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất hoặc có nêu trong phần trình bày sơ cấp các vấn đề nghiên cứu hoặc doanh nghiệp còn tồn tại. Đừng lấy bừa cái nào trong giải pháp là không đúng nhé

+ Cơ sở lý thuyết của bài thuộc môn học nào?

Nội dụng trình bày phải kết hợp với PP, trọng tâm là phần hồi quy, phản biện phải đưa ra bảng và biều đồ giải thích ngắn gọn nhưng đầy đủ. Hãy tự tin làm chủ sân khấu khi báo cáo các bạn nhé. Nên show lại PP sẽ thuyết phục hơn.

3./ Những lưu ý của các bạn nhắc về phần trình bày các nội dung gồm:

Powerpoint bao gồm:

Giới thiệu công ty + Phương pháp nghiên cứu + mô hình nghiên cứu + thống kê mô tả đối tượng khảo sát + thống kê mô tả nhóm nhân tố + Cronbach's alpha + EFA + Anova + Hồi quy + Giải pháp

Các bạn có thể tham khảo trên Canva.com nha rất nhiều mẫu có sẵn đẹp lung linh giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian công sức làm. Có thể liên hệ trực tiếp với Ad để có bản Pro tải về dùng vĩnh viễn với mức 99K rất sinh viên thõa thích sáng tạo. AD hỗ trợ cho các bạn check tính năng xong mới thanh toán.

4./ Phần câu hỏi mà các bạn phản biện kì trước đề xuất

MỘT SỐ CÂU HỎI KHI RA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

1. Ý nghĩa của từng phép kiểm định?(Chạy EFA, ANOVA….để làm gì?

2. Ý nghĩa của phương trình hồi quy?

3. Tại sao lại lấy Beta đã chuẩn hóa để kết luận?

4. Ý nghĩa của R2 hiệu chỉnh? Tại sao R2 chưa hiệu chỉnh >R2 đã hiệu chỉnh?

5. Điểm khác biệt giữa biện pháp và kiến nghị?

6. Ngoài yếu tố định lượng (kết quả hồi quy nghiên cứu) thì phần biện pháp đưa ra ở chương cuối còn dựa vào yếu tố nào làm nền tản?

7. Hiện tượng Đa cộng tuyến, Tự tương quan,…là gì? Điều kiện?

8. Dựa vào đâu để đưa ra mô hình nghiên cứu?

9. Tại sao lại chọn phương pháp chọn mẫu như vậy? Ưu và nhược điểm?

10. Phương pháp nghiên cứu? Ưu và nhược?

>>> Mời các bạn xem câu trả lời ở bài viết sau nhé!

Thích

Bình luận

Chia sẻ

BÀI LIÊN QUAN

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI PHẢN BIỆN SPSS KHI RA HỘI ĐỒNG

Các câu hỏi thường gặp

Copyright © DỊCH VỤ KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU RESDATA

Gửi email Hỗ trợ Zalo